Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Game

Hòa mình vào giai điệu của game âm nhạc~♪♪

Hình ảnh
{tocify} $title = {Mục lục bài viết} Thể loại game âm nhạc theo mình thấy là một thể loại có lối chơi đơn giản nhưng khó chơi giỏi nếu không có sự luyện tập thường xuyên. Và với tinh thần của một người chơi game "vui là chính" như mình thì chơi đến level sơ trung trong các tựa game này cũng đủ thỏa mãn và tận hưởng tựa game rồi. Trong phạm vi bài viết này, hãy để game thủ "gà mờ" này chia sẻ trải nghiệm của mình với các tựa game âm nhạc mà mình đã chơi qua nhé.  Deemo (Nguồn ảnh: Deemo ) Mở đầu bài viết với tựa game âm nhạc đầu tiên mà mình chơi: DEEMO. Đây là một tựa game mobile của Rayark đã ra mắt từ năm 2013 và đến nay vẫn còn cập nhật mới, cùng một lượng fan trung thành không hề nhỏ trên khắp thế giới.  Deemo là một sự kết hợp hài hòa đến khó tin giữa hình ảnh, âm thanh, gameplay và cách dẫn dắt câu chuyện, tạo nên một dòng chảy cảm xúc thăng trầm kéo người chơi hòa mình vào trong đấy, để rồi vỡ òa thổn thức với phần kết của câu chuyện.  Ấn tượng đầu tiên khi v

Tactics Ogre: Let Us Cling Together... game cũ nhưng vẫn chất

Hình ảnh
Đây là tựa game nhập vai chiến thuật cổ điển đã phát hành từ năm 1995 và được port lên nhiều hệ máy khác nhau. Mình chơi bản trên hệ máy PSP đã được Việt hóa bởi NáNì và Duy Đức Asimo ( link tải ).  (Nguồn ảnh: Internet) Cảm giác lần đầu khi chơi chính là rung động và... bối rối!! Rung động với hình ảnh đậm chất fantasy cổ điển và phần mở đầu hấp dẫn, với câu hỏi của những lá bài Tarot ngẫu nhiên và những lựa chọn trả lời đi cùng. Ban đầu, mình chưa hiểu những câu hỏi và đáp án này mang ý nghĩa gì. Nhưng khi đi sâu vào game, mình mới hiểu chúng không ảnh hưởng gì đến nội dung của game, mà là báo trước những lựa chọn nghiệt ngã mà người chơi buộc phải quyết định trong suốt hành trình và giúp thấu hiểu hơn sự dằn vặt nội tâm của nhân vật chính. Một thế giới, nơi lằn ranh giữa thiện ác bị xóa nhòa giữa dòng xoáy của chiến tranh, hận thù và dục vọng. "Thiện" hay "Ác", chẳng cần phải phân biệt nữa, điều cần quan tâm ở đây là "mong muốn" của bản thân và quyết đị

Có nên chơi game crack?

Hình ảnh
"Crack" là một từ thần thánh với bất kỳ cậu học sinh, sinh viên nào. Còn với một người đã đi làm như mình thì "bản quyền" (copyright/ license) mới là từ cần dùng đến :"> "Bản quyền" hay cụ thể hơn là "Bản quyền số" (Digital License) không còn là một từ lạ lẫm gì nữa. Khi còn là sinh viên, mình từng tự nhủ rằng bây giờ xài hàng "crack", sau này đi làm phải xài hàng "bản quyền" đàng hoàng. Vậy nên bây giờ mình có thể tự tin nói rằng trong máy tính và điện thoại mình không có phần mềm, ứng dụng nào là crack, kể cả Windows 10 (^__^) Ori and the Blind Forest - một trong những tựa game yêu thích mà mình sẵn sàng mua khi có cơ hội  (Nguồn ảnh: Internet) Nói đến chuyện bản quyền thì mình vẫn còn nhớ mãi gương mặt kinh ngạc của đồng nghiệp cùng phòng khi biết rằng bộ MS Office phải mua bản quyền, tại hồi giờ cứ đinh ninh là nó lúc nào cũng có sẵn trong máy nên nó miễn phí (@__@). Phản ứng như vậy cũng chẳng khó hiểu, vì ở Việt

Chơi game Online hay Offline?

Hình ảnh
Nếu bạn hỏi tôi lúc còn là một cậu học sinh, tôi sẽ không ngại ngần chọn chơi game online. Còn bây giờ á, offline là câu trả lời của tôi :)) Nhắc đến game online là nhắc đến một thời cấp 3 máu lửa cùng các chiến hữu trong lớp. Mặc dù cái game online đầu tiên mình chơi là hồi cấp 2, được thằng bạn thân giới thiệu cho tựa game Gunny , nhưng lúc đó chơi không nhiều vì máy cùi bắp quá, chơi lag mãi đâm chán, mà lúc đó cũng chưa từng ra quán net chơi lần nào. Thành ra cái lúc mình nhiệt tình với game online là khi lên cấp 3. Thời đó game online rộ lên dữ lắm, đứa nào trong lớp cũng chơi ít nhất 1-2 game, nào là Audition, Boom Online, Warcraft, Half-Life, Fifa Online,… tới cả những game trên mạng xã hội Zing như Khu Vườn Trên Mây, Nông Trại Vui Vẻ,… Hôm nào vô lớp cũng nghe có đứa mắng vốn chuyện cái cây củ cải mới chín bị đứa nào chôm hay khoe chuyện hôm qua mới cho mấy "con gà" ăn hành, rồi đứa này hú đứa kia chừng nào đi chiến Warcraft, thậm chí có đứa còn ngồi khóc tu tu vì e

Giải ngố về các nền tảng game

Hình ảnh
{tocify}  $title = {Mục lục bài viết} Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game để có một lựa chọn phù hợp. Đại khái xem như là kinh nghiệm của một chú "gà con" như mình truyền lại cho một chú "gà mới nở" vậy, uhm… đều là "gà" như nhau cả mà :-D Console, PC/Laptop, Mobile - 3 nền tảng chơi game chính 1. Game Console Nếu nói nền tảng nào mang lại trải nghiệm game tốt nhất thì câu trả lời chính là video game console , hay ngắn gọn là máy chơi game. Lí do đơn giản là vì những chiếc console được sản xuất với mục đích chính duy nhất là để chơi game mà thôi, nên lẽ dĩ nhiên nhà sản xuất sẽ luôn chăm chút cho trải nghiệm của game thủ :-)) PlayStation, Xbox, Nintendo - 3 thương hiệu console thống trị làng game Hiện nay thế giới game console là nơi phân tranh của "tam quốc", gồm 3 ông lớn: Sony (PlayStation, PSP, PSVita, …), Microsoft (Xbox, Xbox360, Xbox One, …) và Nintendo (GBA

Hành trình khám phá thế giới game

Hình ảnh
Nói đến chuyện chơi game thì từ bé đã chơi rồi, nhưng khi xưa thì game nào có sẵn trên máy thì chiến, lớn hơn tí thì bạn rủ gì chơi nấy, không có thì thôi, cũng không chủ động chơi nhiều, vì mình thích đọc sách, xem phim hơn. Giờ "già đầu" rồi, tự dưng lại có hứng thú tìm hiểu về thế giới game coi nó thế nào, có "nhỏ bé" như trong cảm nhận của mình hay không? Cũng thú vị lắm đấy! {tocify} $title = {Mục lục bài viết} BẮT ĐẦU VỚI BÓNG ĐÁ Hành trình bắt đầu với tựa game Fifa Online 3 trên PC. Mình nhớ là lúc đó đang rộn ràng mùa World Cup 2018, coi đá banh tự nhiên thấy ngứa tay, nhớ lại thời đá Fifa với bạn bè hồi cấp 3, thế là kiếm game tải về thử.  Thực ra ban đầu tải Fifa Online 4 về cài nhưng cấu hình máy quá cùi chạy không nổi (T_T), định bỏ luôn, thế rồi thấy có Fifa Online 3 nên cài thử, OMG! Cuối cùng cũng chơi được (>.<).  Game chạy mượt, hơi lag tí do wifi hơi yếu, nhưng có chơi là được rồi :-)), chơi PvE, PvP đã đời.  Tới lúc lên mạn