Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn thu_thuat

Đổi icon cho folder trong Windows

Hình ảnh
Đổi icon cho folder trong Windows là một cách tô điểm thêm cho giao diện bớt nhàm chán và giúp nhận diện nhanh folder muốn tìm. Các thư mục dễ nhận diện bằng icon nổi bật hoặc giảm chú ý bằng icon xám Cách đổi icon cho folder Click chuột phải vào folder > Chọn Properties Chọn thẻ Customize > Change Icon Hiển thị hộp thoại kho chứa icon có sẵn trong Windows, bạn có thể chọn một icon bất kỳ. Tuy nhiên, nếu thấy các icon này khá nhàm chán, bạn có thể click vào Browse... > Chọn đến folder kho chứa icon của riêng bạn > Chọn icon > Open  Click OK > OK  và xem kết quả Một số lưu ý thêm:   Folder kho chứa icon của bạn phải được để yên một chỗ, không di chuyển sang vị trí khác hoặc đổi tên. Nếu không sẽ khiến các folder đã đổi icon quay lại nguyên trạng. File icon sử dụng phải có định dạng là ICO (đuôi  .ico)  thì mới hiển thị được. Sưu tầm icon độc lạ Bạn có thể tìm kiếm ở trang iconarchive.com  . Ở đây có đủ loại icon với nhiều phong cách, chủ đề đa dạng khác nhau mặc sức

Kiểm soát "dòng chảy tài liệu" trong máy tính

Hình ảnh
{tocify} $title = {Mục lục bài viết} Bài viết này chia sẻ những mẹo nhỏ mình dùng để kiểm soát tài liệu cá nhân. Khi mình hiểu được cách thức các tài liệu ấy di chuyển như thế nào, biết được nơi chúng đến và đi thì đó là lúc mình nắm bắt được "dòng chảy tài liệu" và dễ dàng điều hướng nó theo ý muốn. Sơ đồ trên cho thấy "dòng chảy" của các tài liệu từ khi được tải về máy tính cho đến khi được đồng bộ lên "mây" - tức là tài khoản Onedrive cá nhân của mình. Nhìn trên sơ đồ, bạn sẽ có một cái nhìn trực quan về sự di chuyển của các tài liệu và nơi lưu trữ chúng. 1. Thư mục Downloads - trạm trung chuyển quan trọng Trong một "dòng chảy" như trên, thư mục Downloads có chức năng như 1 "bể chứa tạm" trong khi chờ đợi các tài liệu được đưa về nơi sắp xếp của chúng. Vậy nên, tình trạng "dồn ứ" tài liệu trong bể chứa này sẽ phản ánh được mức độ "thông suốt" của "dòng chảy tài liệu" trong hệ thống quản lý tài liệu cá nh

Bí kíp luyện gõ bàn phím "thập chỉ thần công"

Hình ảnh
Gõ tay mười ngón không nhìn bàn phím là một kỹ năng cần thiết cho dân cạo giấy như mình. Mà kể ra động lực cho quyết định "khổ luyện" này lại đến từ gã phím cơ Corsair K63. Số là sau khi vác tay phím cơ về nhà gõ một thời gian thì cảm thấy khá oan ức cho gã vì thằng chủ của hắn lại chỉ biết xài chiêu "ưng trảo công" để cào phím (3 ngón tay trên một bàn tay), trong khi mắt cứ liếc lên liếc xuống chóng cả mặt (còn may là không dùng chiêu "nhất dương chỉ", không thì nhục lắm!). Thế là mình quyết tâm tu luyện bí kíp "thập chỉ thần công" để phát huy hết khả năng của các bàn phím mình đang có. Trên đường tầm sư học đạo, mình tìm được đến trang typing.com , một trang web dạy đánh máy từng bước rất hiệu quả (nếu có bạn nào muốn luyện thì cứ vào ngay trang này, khỏi tìm đâu xa!). Mình từng e ngại việc luyện tập "Thập chỉ thần công", vì sợ nó làm ảnh hưởng tới công việc hoặc đơn giản là thấy khó để tạo một thói quen mới. Nhưng mình đã nhầm, việc

4 Chiếc ví của tôi, cách đơn giản để quản lý tiền của bạn

Hình ảnh
 (Nguồn ảnh: Internet) Tôi là một người sống theo lối sống tối giản, luôn cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc với những gì mình đang có và không có nhiều nhu cầu về vật chất.  Vậy nên, đôi khi tôi có những cái nhìn hơi khắt khe với những người bạn của mình, đôi lúc tôi không hiểu nổi sao các bạn lại sẵn sàng chi tiền để mua những món hàng hiệu hay cho những chuyến đi du lịch, vui chơi giải trí, tốn kém. Nếu là tôi trước đây, tôi sẽ xem đó là 1 sự lãng phí lớn. Nhưng sau khi đọc 2 quyển sách Nghệ thuật bài trí của người Nhật   (Marie Kondo) và Lối sống tối giản của người Nhật   (Sasaki Fumio) , đã giúp tôi định hình lại quan niệm về sự lãng phí: " Một vật sở hữu mà không được dùng đến chính là lãng phí ". Và thật bất ngờ, trong quyển sách này, tôi lại thấy quan điểm này 1 lần nữa và là quan điểm xuyên suốt quyển sách Lãng phí là khi ta mua đến 10 thỏi son và mỗi thỏi chỉ quẹt vài lần rồi phải bỏ đi vì quá hạn sử dụng. Chứ không phải dành dụm để mua 1, 2 thỏi son

Tự học AutoCad cơ bản, chỉ cần 1 ngày cho người không chuyên

Hình ảnh
Với những sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, hóa học thì AutoCad không phải là công cụ chính trong quá trình học nhưng vẫn phải biết dùng để hoàn thành các đồ án môn học, tốt nghiệp. Và với kinh nghiệm của một "con gà" thu được sau thời gian vật lộn với Cad, mình quyết định viết bài này để chia sẻ cho các bạn cách học Cad và những kinh nghiệm..."xương máu" của mình  (_.__ !) Thứ nhất , các bạn thường e sợ khi nhắc tới việc học Cad vì nghĩ rằng AutoCad là 1 cái gì đó cực kì ghê gớm, bí hiểm, khó học, khó nắm bắt, khó sử dụng,..bla...bla.... --> sợ rùi thì sao dám thử !!! ---> không thử sao biết xài !? Vậy nên điều đầu tiên, mình khẳng định: " AUTOCAD CỰC KÌ DỄ HỌC " Đối với SV chuyên ngành công nghệ thực phẩm, hóa học như bọn mình, chỉ cần nắm những lệnh cơ bản là đủ dùng, không cần phải "cao siêu" như các bạn bên Kiến trúc, Cơ khí đâu mà lo :)) Thứ hai, vậy mình cần học những gì và học AutoCad như thế nào ? Lời khuyên chân thành đây: &quo